Chan canh vào cơm cho bé ăn, nhiều cha mẹ đang tự hại con mình!

Vì nghĩ nước canh sẽ làm cho bé dễ nhai, ăn nhanh nên không ít mẹ chan canh vào cơm khi cho bé ăn. Nhưng lại không hề biết rằng điều này gây hại khôn lường tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. 

Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, việc chan canh vào cơm là thói quen xấu đặc biệt, thói quen này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con trẻ, nhất là trẻ trong giai đoạn ăn dặm. 

Trẻ ăn cơm chan canh trong thời gian kéo dài có thể bị đau dạ dày, bị thiếu chất, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn và ảnh hưởng cả tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ. 

 

1. Dễ đau dạ dày

Về thói quen chan canh vào cơm cho bé ăn, các chuyên gia khuyến cáo, đây là sai lầm rất nhiều bậc cha mẹ đang mắc phải. Mặc dù nước canh sẽ khiến trẻ ăn nhanh hơn, dễ nuốt hơn nhưng cũng gây phản tác dụng khi lượng cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kĩ. Điều này khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Nếu duy trì lâu dài, trẻ sẽ mắc bệnh đau dạ dày.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong bữa cơm cần hạn chế các loại nước dù là nước canh hay nước lọc. Khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.

BS Doãn Thị Tường Vy – nguyên Trưởng Khoa dinh dưỡng (BV 198) cho biết, thói quen của rất nhiều bậc cha mẹ là cho con ăn cơm với canh nghĩa là vừa ăn vừa uống. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thức ăn vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn ngâm mềm, nghiền nát, tiêu hoá.

Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn.

Việc ăn cơm chan canh, thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thức ăn vào dạ dày vẫn còn ở dạng cứng và chưa được nghiền nhỏ làm kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn. Ngoài ra, thói quen này còn khiến trẻ lười nhai, nuốt nhanh hơn. 

2. Hấp thu dinh dưỡng kém khiến bé chậm lên cân, suy dinh dưỡng

Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Khi chan canh cùng cơm, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bé bị thiếu chất, dễ bị suy dinh dưỡng, bị còi.

3. Khiến trẻ lười nhai, ảnh hưởng tới phát triển cơ hàm

Chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ. Việc duy trì cách ăn này trong thời gian dài có thể khiến cơ nhai biến dạng, nếu nghiêm trọng sẽ gây dị hình, dị tật ở mặt.

Khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp hoạt động nhịp nhàng.

4. Dễ khiến bé ngán, sinh ra biếng ăn

Không chỉ cơm bị mềm, bẫy mà mùi vị của thức ăn trong cơm, của canh sẽ không còn hấp dẫn dẫn đến việc bé cảm thấy ngán, không muốn ăn.

5. Thức ăn có thể tràn vào khí quản, gây hại cho sức khỏe

Giáo sư Phạm Trúc Bình, Bệnh viện Nhân Tế (Thượng Hải, Trung Quốc) có cảnh báo: Trẻ em là đối tượng sở hữu khả năng nhai không quá mạnh. Nếu duy trì ăn cơm chan canh trong thời gian dài, trẻ sẽ hình thành thói quen nuốt nhanh, nuốt vội, khiến cơm và nước canh có nguy cơ tràn vào khí quản ồ ạt và gây nguy hiểm. 

Dù không quá thường gặp nhưng cha mẹ cần đặc biệt chú ý, đừng để tới lúc gặp ở con mình rồi mới ân hận! 

6. Ảnh hưởng tới thái độ sống và văn hóa ứng xử của trẻ

Thưởng thức bữa ăn một cách lịch sự đòi hỏi chúng ta phải ăn chậm, nhai kỹ. Trong khi đó, thường xuyên ăn cơm chan canh lại khiến trẻ em hình thành thói quen ăn uống vội vàng, hấp tấp. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng mà còn tác động tới thái độ sống và văn hóa ứng xử của trẻ.

Vậy ăn như thế nào mới đúng?

  • Với người lớn: Người lớn thì nên uống nước canh trước khi bắt đầu ăn cơm và các thức ăn khác hoặc ăn canh sau cùng. Những người muốn giảm cân có thể uống 1-2 bát canh trước khi dùng cơm, tạo cảm giác no, ngăn chặn việc ăn quá nhiều cơm. Nếu cơm quá khô có thể chan một chút nước thịt hoặc nước canh nhưng vẫn cần nhai kĩ để không bị ảnh hưởng tới tiêu hóa.
  • Với trẻ em:
    – Riêng với trẻ em, tuyệt đối cha mẹ không nên chan canh cho con, cũng không cho con uống nước canh, nước lọc hay bất cứ loại nước gì trước bữa ăn khiến trẻ no ảo mà ăn ít đi hay không muốn ăn. Bố mẹ chỉ nên cho con uống canh sau cùng, khi con đã ăn xong bữa chính. 
    – Nếu trẻ không thích ăn cơm khô, tốt nhất ba mẹ chỉ nên dùng nước xào hay nước canh làm ẩm cơm chứ không nên để bé chan canh, để bé vẫn phải nhai như bình thường.
    – Khi cho bé ăn, nên hướng dẫn bé nhai từ từ, nhai kỹ để cảm nhận vị ngon của món ăn và để enzyme trong nước bọt tiết ra làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
    – Không cho bé uống nước ngọt, nước uống có gas trong bữa ăn – một chút cũng không – vì dễ làm giãn dạ dày và gây hại cho sức khỏe của trẻ.
    – Cho bé ngồi một chỗ để ăn, không cho con xem ti vi hay vừa chơi vừa ăn, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và việc hấp thu dinh dưỡng. 

Ăn canh là tốt, nhưng ăn đúng cách thì mới phát huy hết tác dụng để bé hấp thu dinh dưỡng tốt. Tránh vì thiếu hiểu biết mà hại sức khoẻ cả nhà mình, nhất là con trẻ!

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng