Thót tim cứu bé gái 2 tháng tuổi tím tái do sặc sữa do mẹ rơ lưỡi

Bé gái bất ngờ ọc sữa, tím tái sau khi mẹ rơ lưỡi được bà ngoại hốt hoảng bế chạyđến phòng khám cấp cứu.

Ngày 8-5, Phòng khám đa khoa Trần Vĩnh Khanh (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân là một bé gái 2 tháng tuổi (ngụ phường 10, quận Gò Vấp) được bà ngoại bế chạy đến cấp cứu trong tình trạng tím tái.

BS Trần Vĩnh Khanh kể, nghi ngờ cháu bé bị ngạt do sặc sữa , nhân viên phòng khám và bác sĩ có mặt đã nhanh chóng thực hiện thủ thuật Heimlich (thủ thuật sơ cứu khi bị nuốt sặc thức ăn) để cứu cháu bé.

Sau 5 động tác vỗ lưng, bé bắt đầu khóc “e é”, đến khi được đặt sonde mũi họng hút ra nhiều sữa đặc quánh, bé mới bật khóc to, làm nhân viên tham gia cấp cứu thở phào nhẹ nhõm. Trong lúc cấp cứu, bà ngoại ở bên ngoài đứng ngồi không yên và “cầu nguyện” cho bé.

Thót tim cứu bé gái 2 tháng tuổi tím tái do sặc sữa - Ảnh 1.

Bà ngoại vui mừng khi bé gái qua cơn nguy hiểm. Ảnh: BS

Người nhà kể lại, sau khi cho bé bú cử sáng, mẹ có cho bé phơi nắng sớm 15 phút rồi dùng gạc rơ lưỡi cho bé dẫn đến bé bị ọc sữa, sặc và tím tái. May mắn cho bé là nhà gần phòng khám nên bà ngoại đã nhanh chóng đưa bé đến phòng khám cấp cứu kịp thời.

BS Khanh lưu ý để tránh tình trạng nguy hiểm như trên, cha mẹ hay người chăm sóc chỉ nên rơ miệng cho bé khi bụng đói (trước khi bú). Khi trẻ đang ngủ mà ho sặc thì cha mẹ phải nhanh chóng xoay nghiêng cháu hoặc đỡ cháu dậy cho đầu cao hơn.

Cách xử trí khi trẻ bị sặc sữa

Ngay cả khi trẻ có các biểu hiện của sặc sữa, sơ cứu đúng cách ngay trong những phút đầu tiên là vô cùng quan trọng. Vì bé chỉ có thể chịu được tình trạng thiếu oxy trong vài phút. Khi này cần hết sức bình tĩnh và thực hiện sơ cứu theo các bước sau:

1. Tống dị vật bằng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực

Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục.

phương pháp vỗ lưng (hình 1) và ấn ngực (hình 2)

2. Thông đường thở

Dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, mũi sau. Nếu để chậm, sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.

Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Để tránh những biến chứng thương tâm không đáng xảy ra, cha mẹ và người giữ trẻ nên ghi nhớ một số lưu ý trong và sau khi cho trẻ bú, đồng thời biết được những biện pháp sơ cứu tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng có thể cứu được tính mạng trẻ trong lúc nguy cấp.

Xem thêm: Người lớn không biết cách xử lý, bé sặc sữa gây bại não thậm chí là chết oan

(Theo PLO)

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng