Bác sĩ chỉ cách chữa lẹo, chắp ở mắt cho trẻ – Cách trị lẹo, chắp tại nhà nhanh nhất

Chắp và lẹo là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn và khiến bố mẹ khó phân biệt khi con mắc phải. Dưới đây là cách phân biệt lẹo – chắp và hướng dẫn của bác sĩ để phòng và điều trị 2 bệnh này. 

Phân biệt giữa chắp, lẹo

  Lẹo Chắp
Khái niệm

– Là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên.

– Là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính.

Dạng

– Lẹo bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Lẹo bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Đa lẹo tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

– Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.

Biểu hiện

– Khi mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

– Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp. Thông thường sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. 

– Sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt.

– Sau vài ngày chắp sẽ xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.

Nguyên nhân

– Hình thành từ sự nhiễm khuẩn ở vùng chân lông mi.

– Có thể được gây ra từ sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có. 

– Được tạo nên từ sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt, không gây đau.

 

Chắp và lẹo là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. (Ảnh minh họa)

Tư vấn và chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa

Theo chia sẻ của bác sĩ chính CK I Bạch Quốc Nam, Bệnh viện Mắt Hà Nội, chắp và lẹo là bệnh của mi, có một ranh giới rất nhỏ để phân biệt bởi từ chắp có thể viêm nhiễm, sưng nóng trở thành lẹo. Tuy nhiên, chắp mắt là mãn tính, không đau còn lẹo mắt là viêm cấp, gây đau cho người mắc phải.

Theo quan điểm Tây y, lẹo là viêm cấp tính của tuyến bờ mi với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.

Theo quan điểm Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây chắp, lẹo ở trẻ nhỏ là do trẻ lười ăn rau, bị ứ trệ dẫn đến táo nhiệt, rối loạn hệ tiêu hóa, cản trợ sự hấp thu dinh dưỡng.

“Theo quan điểm ngày xưa, trẻ bị lẹo, chắp sẽ được chích, cho uống thuốc kháng sinh nhưng khi Việt Nam tham gia Công ước Quyền trẻ em, các bác sĩ không cho chích và không cưỡng ép vì chích đau, trẻ còn nhỏ sẽ không hợp tác.

Quan điểm cá nhân tôi trong điều trị là dùng thuốc kháng sinh để hết viêm cấp. Đến khi trẻ lớn lên ý thức lẹo xấu sẽ tự nguyện đi chích.

Khi dùng kháng sinh, kháng viêm, lẹo sẽ thành cục không đau mà chỉ bị sưng và bị chắp hóa.

Với lẹo viêm lan tỏa sẽ không làm mủ, để lại sẹo. Nhưng lẹo cư trú thường có mủ và sau khi dùng kháng, sinh kháng viêm sẽ xơ hóa thành bã đậu trở thành chắp”, bác sĩ Nam cho biết.


bac si chi cach chua leo, chap  o mat cho tre bang rau xanh - 2

 Để phòng tránh chắp, lẹo mắt ở trẻ, bố mẹ nên tăng cường tô màu hóa bát bột cho bé. Với trẻ lớn tăng cường ăn rau, củ, quả để bé không bị táo nhiệt. (Ảnh minh họa)

Cũng theo bác sĩ Nam, để phòng tránh lẹo, chắp mắt ở trẻ, bố mẹ cần tăng cường tô màu hóa bát bột, cho trẻ ăn nhiều rau xanh.

“Khi trẻ có biểu hiện, bố mẹ nên cho con đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được điều trị, tư vấn kịp thời.

Mặc dù bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách tuy nhiên bố mẹ không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn.

Ngoài ra, bố mẹ nên tăng cường tô màu hóa bát bột cho bé. Với trẻ lớn tăng cường ăn rau, củ, quả để bé không bị táo nhiệt.

Theo quan điểm đông y, chắp, lẹo bản chất là ứ trệ vì vậy bố mẹ nên cho con uống nhiều nước cam, chanh

Bên cạnh đó, bố mẹ cần có chế độ sinh hoạt hợp lý cho bé, không nên lạm dụng công nghệ nhiều”, bác sĩ Nam cho biết.

Cách chữa lẹo mắt, chắp mắt cho trẻ đơn giản tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Đa số các trường hợp lẹo, chắp mắt, chỗ sưng sẽ tự “vỡ” và chảy nước sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu cha mẹ muốn con nhanh chóng hồi phục, thì có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

Làm ẩm khăn bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị tổn thương

Mẹ hãy thử làm ẩm khăn hoặc một miếng gạc sạch bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị tổn thương. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh về phía trước, nhờ đó việc bể và chảy mủ sẽ nhanh hơn. Mẹ cố giữ trong vòng 10 – 15 phút mỗi lần chườm, và lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày.

Nhiều bé có thể kháng cự như quay qua quay lại, khóc lóc,… nhưng mẹ hãy cố gắn kiên trì để bé mau khỏi lẹo nhé. Nếu mẹ nhận thấy việc này sẽ làm con không thoải mái, một mẹo nhỏ là mẹ có thể tranh thủ chườm nóng khi bé đang buồn ngủ, hoặc mẹ có thể đánh lạc hướng bằng cách kể chuyện, cho con nghe nhạc,…

Chữa lẹo mắt ở trẻ bằng kim ngân hoa và bồ công anh

Cách chữa lẹo mắt, chắp mắt ở trẻ bằng kim ngân hoa và bồ công anh như sau:

  • Mẹ chuẩn bị 20g kim ngân hoa, 20g hoa cúc, 20g bồ công.
  • Mẹ rửa sạch cho tất cả vào đun sôi, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun trong vòng 15 phút, chắt lấy nước đầu.
  • Sau đó, mẹ tiếp tục cho nước vào đun lần hai. Trộn nước đầu tiên và nước thứ hai vào nhau, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Đặc biệt trong trường hợp bệnh nặng kèm đau nhức toàn thân, sốt, sợ rét, miệng khô khát nước mẹ có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Nguyên liệu gồm: Kim ngân hoa 15g, liên kiều 15g, gai bồ kết 15g, bồ công anh 15g, phòng phong 12g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g.
  • Sắc nước như bài thuốc trên, chia làm 3 phần cho bé uống trong ngày.

Chữa lẹo mắt ở trẻ bằng sữa đậu nành vừng đen

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ bằng sữa đậu nành vừng đen như sau:

  • Mẹ dùng 2 thìa bột canh vừng đen trộn với sữa đậu nành đã được nấu chín.
  • Sau đó, mẹ cho thêm một thìa mật ong rồi cho bé uống mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn sáng.

Trẻ bị lẹo mắt cần kiêng những gì?

Say đây là những thực phẩm cần kiêng để trẻ mau lành lẹo mắt:

  • Hạn chế cho bé ăn thủy hải sản.
  • Không nên cho trẻ ăn hành, tỏi, ớt, rau hẹ, rau kinh giới và những thực phẩm có tính nhiệt như thịt dê, thịt chó, thủ lợn.
  • Khi trẻ bị lẹo mắt cần kiêng chất kích thích như rượu, thuốc lá và các loại nước uống có cồn.

Những điều lưu ý khi trẻ bị lẹo, chắp mắt

– Nếu trẻ chỉ bị lẹo ở một bên mắt, mẹ không được dùng chung khăn để lau mắt cho bé vì vi khuẩn có thể lây từ mắt này qua mắt kia. Đặc biệt, nếu bé sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm thì vi khuẩn có thể truyền sang mắt của những thành viên khác trong gia đình.

– Mẹ lưu ý rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi khi đi đâu về, sau mỗi lần đi vệ sinh, và hạn chế không cho bé đụng tay vào mắt. Vì tay là phần tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất, đặc biệt nếu bé có lỡ dụi mắt

– Cho con ăn nhiều rau xanh.

– Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không được bóp, nặn mủ, vì điều này chỉ làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, và nguy cơ mắt bé nhiễm trùng cũng cao hơn. Đặc biệt với các bé lớn, cha mẹ nên dặn con không được lấy tay đụng vào chỗ sưng.

– Khi chỗ sưng bưng mủ, các mẹ nên dùng một miếng vải hoặc bông gòn sạch, nhúng nước ấm lau mắt cho bé. Mẹ lưu ý tránh để mủ lây sang chỗ khác. Thông thường, mắt của bé sẽ hết sưng trong vòng một tuần.

– Khi trẻ bị lẹo, chắp mắt, mẹ không cần cho bé nghỉ học. Mẹ lưu ý cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ trước khi đi học và sau khi về nhà.

– Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào giúp con phòng chống lẹo, chắp mắt triệt để 100%. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý khi bé bị lẹo mắt, cha mẹ nên cố gắng hạn chế vệ sinh mí mắt cho bé mỗi ngày bằng dầu gội không cay mắt dành cho em bé hay xà phòng chà mắt chuyên dụng có bán ở các tiệm thuốc.

Những trường hợp đặc biệt lưu ý khi bé bị lẹo mắt

– Với những bé dưới 3 tháng tuổi nếu bị lẹo, chắp mắt thì phải đều cần sự chăm sóc của bác sĩ.

– Với những bé 4 tháng tuổi, mẹ nên cho bé đi khám nếu toàn bộ mí mắt bị đỏ và sưng to hay một phần mí mắt, đầu hoặc đuôi. Vì những dấu hiệu này cảnh báo nguy cơ chuyển sang bệnh viêm tế bào quanh hốc mắt. Lẹo, chắp mắt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng này, mẹ nên lưu ý điều này.

– Nếu lẹo, chắp mắt của bé không bưng mủ sau 1 tuần chườm nóng hay mí mắt bé có nhiều hơn 1 mụn mủ hoặc xuất hiện thêm một mụn mủ mới ngay khi vừa khỏi thì mẹ cũng nên cho bé đi bác sĩ thăm khám để có biện pháp xử lý hiệu quả.

(Tổng hợp theo Khám Phá và Yêu Trẻ) 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *