Bài học cuộc sống: Câu chuyện rất hay của người Trung Quốc về đạo lý dạy con…

Tình yêu thương không đặt đúng nơi đúng lúc sẽ thành phá hoại. 
Phá hỏng của cuộc đời và tương lai của một đứa trẻ.


Trong phần 8 về câu chuyện dạy con của bà mẹ Do Thái

Mình kết nhất đoạn:
“Nhà giáo dục học Do Thái tổng kết: Đứa trẻ không được cha mẹ dạy làm việc nhà, lớn lên sẽ có một số biểu hiện không tốt như sau:
Năng lực làm việc kém, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa’’.
Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ.
Không hiểu được thành quả lao động không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ.
Không có lòng cảm thông”

Điều ấy rất chính xác! 
Với trải nghiệm từ bản thân, mình thấy rõ các ưu điểm của bản thân trong giai đoạn trưởng thành đến khi bắt đầu đi làm và cả các năm sau đó. Sự thích ứng nhanh với cuộc sống, hòa nhập xã hội của mình thường được sếp và những người lớn hơn khen ngợi, có sự nổi bật về ứng xử linh hoạt, xử lý tình huống tốt đó là nhờ làm việc nhà rất siêu 🙂
12 tuổi đã có thể hỗ trợ cha mẹ giữ tiền bạc mua bán, tự mua bán phụ gia đình, 15 tuổi đã có thể nấu ăn tốt và quán xuyến nhiều việc trong nhà, đưa rước em đi học tăm tắp hàng ngày y như bảo mẫu 🙂

Mình từng chứng kiến rất nhiều gia đình vì khá giả mà chiều con thái quá, cái gì cũng lo cũng cung phụng, đến lúc con học đại học xong đi làm cũng chẳng nên thân thành ăn bám bố mẹ. Rốt cuộc bố mẹ lại nai lưng ra làm nuôi tiếp con cái và như vậy thì thành thất bại lớn nhất trong cả cuộc đời của mình rồi còn gì?

Con cái càng quan trọng nhất càng không nên biến “nó” thành sự thất bại của cha mẹ. Bởi khi cha mẹ đã thất bại sẽ kéo theo một sự thất bại khác từ thế hệ kế tiếp với chính những đứa cháu của họ.

Trong cuốn sách ấy có 1 đoạn thế này:

Không khiến trẻ thành “Thai nhi quá hạn” 

Có vị phụ huynh hỏi Makarenko, một nhà giáo dục nổi tiếng:
“Bây giờ con tôi coi trời bằng vung, không ai quản nổi, rốt cuộc tôi phải làm sao?”
Makarenko hỏi ngược lại anh ta: “Anh thường xuyên gấp chăn cho cháu?”
“Vâng, tôi thường xuyên gấp chăn cho con!”
Makarenko lại hỏi: “Anh thường xuyên lau giày da cho nó?”
“Đúng vậy, tôi thường xuyên lau giày cho con!”
Makarenko nói: “Tật xấu của con anh xuất phát từ những chỗ đấy.”

Người Trung Quốc có một câu chuyện cổ nói về đạo lý này:
Có một bà mẹ vô cùng yêu con, hằng ngày bà đều bưng cơm lên tận miệng con. Một hôm, bà mẹ phải đi xa, làm thế nào với đứa con không biết nấu cơm đây? Bà mẹ thông minh và chịu khó ấy thức cả đêm làm một cái bánh thật to, khoét lỗ ở giữa để xỏ dây đeo vào cổ đứa con.
“Con à, khi mẹ đi vắng, lúc nào đói con cứ ăn bánh là được nhé.” Chiếc bánh khá to, ăn đến khi bà mẹ quay về cũng chưa hết, vì thế bà mẹ yên tâm ra ngoài.
Nhưng khi trở về, bà mới phát hiện ra cậu con trai cưng đã chết đói trong nhà!
“Bánh không đủ ăn sao?” Bà mẹ nuốt nước mắt vào trong, truy tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của con. Thằng bé ăn hết sạch nửa cái bánh treo ở trước mặt, còn nửa cái bánh phía sau cổ vẫn còn nguyên. Thì ra, nó không biết quay cái bánh lại mà ăn”
……

Các mẹ có thấy dùng tình yêu thương để biến con cái trở nên sự thụ động và lệ thuộc nó có nguy hiểm tiềm ẩn kinh khủng không?
Tình yêu thương không đặt đúng nơi đúng lúc sẽ thành phá hoại. 
Phá hỏng của cuộc đời và tương lai của một đứa trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *