Chuyên gia chỉ ra những sai lầm thường gặp của các mẹ khi chăm trẻ bị sốt virus

Do thay đổi thời tiết, số trẻ nhập viện do sốt virus đang gia tăng, trong số đó, có nhiều trẻ phải nhập viện do biến chứng nặng vì những sai lầm của bố mẹ.

Sai lầm chính vẫn là dùng thuốc tùy tiện

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong quá trình khám và điều trị, rất nhiều trẻ gặp phải biến chứng nặng vì những sai lầm của bố mẹ.

“Có hai nhóm sai lầm chính mà bố mẹ hay gặp phải khi con bị sốt virus, đó là nhóm sai lầm chủ quan với bệnh và nhóm sai lầm thứ hai đó là quá lo lắng khi con mắc bệnh”, PGS Dũng nói.

Chuyên gia chỉ ra những sai lầm thường gặp của các mẹ khi chăm trẻ bị sốt virus - 1

Nhiều trẻ nhập viện do sốt virus có biến chứng nặng do sai lầm của phụ huynh.

Theo đó, nhiều người cho rằng, sốt virus có thể tự khỏi nên chủ quan, vẫn cho con đi học, đi du lịch, thể thao…điều đó khiến trẻ bị suy nhược cơ thể, tạo điều kiện cho virus xâm nhập nhanh và dễ dẫn đến biến chứng.

Nhóm sai lầm thứ hai đó là quá lo lắng khi con mắc bệnh. “Thông thường, khi trẻ bị sốt virus, nhiều bà mẹ chưa gì đã lo sốt vó lên và đưa vào cơ thể trẻ hàng vốc thuốc. Thậm chí là để ăn chắc, nhiều người mua kháng sinh về cho con uống để nhanh khỏi hơn.

Đây là sai lầm lớn nhất và gây hậu quả nặng nề với trẻ. Bởi trẻ bị sốt virus cho uống kháng sinh sẽ không có tác dụng, mà nó chỉ làm cơ thể yếu hơn. Không chỉ có vậy, nó còn làm dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, điều này rất nguy hiểm”, PGS Dũng cảnh báo.

Ngoài ra, một sai lầm cũng rất thường gặp khi trẻ bị sốt virus đó là truyền dịch. “Sốt virus có nhiều danh từ để gọi, đó là sốt siêu vi trùng, sốt virus, sốt dịch… Mà khi nhắc đến sốt dịch, thì nhiều người cho đó là dịch và thế là dùng dịch để truyền. Đó là sai lầm rất nhiều người mắc phải”, PGS Dũng nói.

Theo PGS Dũng, những trường hợp truyền dịch đỡ sốt chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc trẻ hết sốt là nhờ tác dụng của thuốc hạ sốt chứ không phải do truyền.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp trẻ bị sốt, không đơn giản là chỉ do virus mà có khi là biểu hiện tình trạng bệnh lý khác, nên phải cẩn trọng trong quyết định có truyền dịch hay không.

Trong trường hợp trẻ bị mất nước, tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện.

Chuyên gia chỉ ra những sai lầm thường gặp của các mẹ khi chăm trẻ bị sốt virus - 2

PGS Dũng khẳng định, chỉ theo dõi trẻ sốt không quá 3 ngày.

Đi viện ngay nếu trẻ sốt quá 3 ngày

Vậy khi trẻ bị sốt virus cần phải làm gì? PGS Dũng cho rằng, nếu biết cách chăm sóc thì không nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện.

Theo đó, khi trẻ sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng hướng dẫn, sau đó thấy trẻ hạ được sốt, ăn uống, chơi đùa bình thường thì tiếp tục theo dõi.

“Cách theo dõi tốt nhất đó là cặp nhiệt độ ở nách cho trẻ. Tôi phải khẳng định lại rằng, chỉ có cặp nhiệt độ ở nách thì mới cho kết quả chuẩn nhất”, PGS Dũng nói.

Trong quá trình theo dõi đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt kèm nôn, tiêu chảy, đau đầu dữ dội, mắt lờ đờ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, nếu trong vòng 3 ngày theo dõi, trẻ vẫn không hết được sốt thì cần phải đưa đến viện kiểm tra.

“Tôi khẳng định, các bậc phụ huynh không được theo dõi quá 3 ngày, vì quá 3 ngày sẽ có những biến chứng mà chỉ có thầy thuốc mới phát hiện ra”, PGS Dũng nói.

Trong quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ ở nhà bố mẹ cần giữ nhà cửa và phòng của trẻ thoáng mát (tuyệt đối không đóng kín cửa), không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp nhiều chăn, dán miếng hạ sốt khi thấy con sốt cao, rét. Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên thì cho trẻ uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nên cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày với những thức ăn lỏng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng.

TĂNG CƯỜNG ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính là tăng cường đề kháng từ bên trong lên cho con. Đề kháng con tốt hơn, miễn dịch tốt hơn sẽ ít bị mắc các bệnh khi giao mùa. 

3 cách giúp tăng nhanh sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh và nhanh hết bệnh khi bị ốm: 

– Với trẻ trên 8 tháng tuổi, nên cho trẻ uống thêm vitamin C để giúp hệ miễn dịch có sự chống đỡ tốt hơn với các yếu tố gây viêm, ngừa viêm nhiễm. 
– Tập trung cho con bú mẹ nhiều hơn vì sữa mẹ chẳng những chứa nhiều dinh dưỡng và dễ hấp thu, còn cung cấp nhiều kháng thể cho trẻ.
– Cho trẻ uống bổ sung nguồn Sữa non ColosMAX Q10 chứa SỮA NON với hàm lượng cao nhập khẩu từ Châu Âu, là thực phẩm bổ sung không phải là thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời còn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện trong những năm đầu đời.

Sữa non ColosMAX Q10 HIỆU QUẢ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH LÂM SÀNG tại Viện Dinh Dưỡng Trung Ương. Xem chi tiết Tại đây.

Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên đã có thể uống Sữa non ColosMAX Q10 ở các tình trạng như: mẹ không đủ sữa, trẻ chậm tăng cân, trẻ hay quấy khóc ngủ không ngon giấc, trẻ biếng bú, trẻ đang ốm, viêm phế quản, cảm ho sổ mũi, hay ốm vặt hàng tháng. Đặc biệt cần thiết với trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, mọc răng, đi đứng, …, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng. Giúp trẻ nhanh hết bệnh, hết ốm vặt, ăn ngủ ngon, tăng cân tốt hàng tháng và phát triển thể chất toàn diện.

Đặc biệt: Trong giai đoạn giao mùa mẹ nên cho trẻ uống tăng cường Sữa non ColosMAX Q10 để đề kháng con được tốt. Trẻ nào đề kháng tốt, miễn dịch tốt chắc chắn khả năng mắc bệnh sẽ ít hơn rất nhiều so với trẻ đề kháng kém. Ngay cả khi lỡ có bị bệnh rồi, cũng sẽ ít mệt mỏi hơn, nhanh khỏi và nhanh lại sức hơn hẳn. 

(Theo Khám Phá) 

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung SỮA NON nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.

– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *