Mẹ cố vài giọt sữa non, con sinh ra thiếu tháng

Bác sỹ Nguyễn Đức Thuấn, Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định: “Trào lưu vắt sữa non khi bầu là phản khoa học”. Đây là việc làm hết sức lo ngại của các mẹ bầu khi đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị sinh non chỉ vì mẹ bầu ham vắt sữa non.

Vắt sữa non khi bầu mỗi ngày dù chỉ vài giọt cũng có nguy cơ khiến thai nhi bị sinh non rất nguy hiểm

Đẻ thiếu tháng vì cố vắt sữa non 

Sau khi tham gia vào một trang mạng của các mẹ “bỉm sữa”, chị Nguyễn Thanh M. 26 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội đã được các chị em rỉ tai cho phương pháp vắt sữa non khi còn đang mang bầu. Vì vậy ở tuần thứ 36 của thai kỳ chị bắt đầu việc vắt sữa.

Mới đầu chị vất vả mãi mới vắt ra được 4-5 giọt, mỗi lần vắt vừa đau, vừa tức ngực nhưng nhìn những giọt sữa vàng như bơ chị lại thấy phấn khích và chăm vắt hơn. Hiện ở tuần thứ 39 của thai kỳ, chị đã vắt được 8 ống xilanh, mỗi ống 5ml, được chị dự trữ trong ngăn đá.

Cũng ham vắt sữa non để dành cho con, chị Ngô Thị Yến – 29 tuổi, Đống Đa, Hà Nội đã lại suýt nữa phải hối hận cả đời vì phong trào vắt sữa non dự trữ.

Chị Yến kể, thấy nhiều mẹ bỉm sữa khoẻ vắt sữa non để dành cho con, chị tìm hiểu và cũng bắt đầu vắt ở tuần thứ 35. Mới đầu, vắt sữa non rất đau và sữa ra ít nhưng sau dần vắt được nhiều hơn. Đến tuần thứ 36, khi chị đang vắt thì bỗng thấy bụng đau co thắt nhưng một lúc lại hết, lúc đầu mình còn tưởng là do con đạp nên chủ quan.

Nhưng càng về sau cơn đau lại càng nhiều hơn và đau hơn, lúc này chị Yến vội vàng gọi chồng. Hai vợ chồng hộc tốc đưa mình đến bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Sau khi khám, thì bác sĩ báo là chị Yến có dấu hiệu chuyển dạ sinh non. Khi sinh xong nhìn con đỏ hỏn bé tý, cân nặng không đủ 2,4 kg, phải nằm trong lồng ấp lúc đó chị Yến vô cùng hối hận vì ham vài giọt sữa non mà chị đã khiến con chị bị sinh thiếu tháng.

Nhiều mẹ bầu ham vắt sữa non khiến con sinh thiếu tháng phải nằm lồng ấp

Những trường hợp đẻ non sau khi mẹ cố nặn sữa non cho con

Mang thai ở tuần thứ 36, chị Nguyễn Thanh Hoa, Chùa Bộc, Hà Nội được bạn bè mách nước nặn sữa non để dành cho con và nặn sữa để tránh sau khi sinh mất sữa và tắc tia sữa. Tối nào trước khi đi ngủ, chị Hoa cũng cặm cụi cả tiếng đồng hồ ngồi vê đầu ti nặn sữa non với hi vọng dành được những dòng sữa non đầu tiên cho con.

Dù bụng to, đau lưng, chị Hoa vẫn cố nặng từng giọt một. Chị lấy xilanh hút vào rồi cho vào túi chuyên dụng đựng sữa để vào một khay trong ngăn đá. Đêm hôm ấy, chị vừa đi ngủ thấy bụng đau và có cơn co tử cung như muốn sinh. Chị và chồng vội vàng vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương để sinh.

Sau khi khám, bác sĩ thấy chị bắt đầu xuất hiện cơn co tử cung, càng ngày càng nhiều nhưng tử cung không mở. Sau 1 ngày nằm viện, chị Hoa vẫn xuất hiện cơn co tử cung và xuất huyết âm đạo. Các bác sĩ phải mổ cấp cứu để cứu hai mẹ con chị Hoa. Khi tỉnh lại trong phòng hậu sinh, chị Hoa mới kể lại việc mình thường xuyên nặn sữa non để vào tủ lạnh cho con dùng dần. Tuy nhiên, con chị bị vàng da phải chiếu điện nên không về nằm chung với mẹ được. Toàn bộ sữa non của chị đành bỏ lại ở nhà.

Trường hợp khác của sản phụ Lê Ánh Nguyệt trú tại Phú Diễn, Hà Nội cũng tương tự. Chị Nguyệt mang thai ở tuần 31, vì thấy trên mạng mọi người truyền kinh nghiệm nặn sữa non để lưu lại cho con uống. Chị Nguyệt cũng nghiến răng chịu đau nặn sữa. Sau vài lần nặn sữa, chị Nguyệt thấy đau bụng. Chị đi siêu âm, bác sĩ cảnh báo có thể sinh non bất cứ lúc nào vì thường xuyên xuất hiện cơn co tử cung. Chị Nguyệt phải nằm treo chân và theo dõi. Bác sĩ nghiêm cấm chị không được nặn sữa non vì nặn sữa có thể gây đẻ non.

Trào lưu vắt sữa non khá là rầm rộ trong diễn đàn các hội mẹ bỉm sữa. Do tâm lý lo sợ việc sinh con nhưng chưa có sữa hoặc vì lý do nào đó không thể cho con bú, trẻ phải cách ly khỏi mẹ và mong muốn con được uống sữa mẹ ngay khi chào đời mà không phải “tráng ruột” bằng sữa công thức. Các bà bầu thường được rỉ tai nhau rằng, việc massage và vắt sữa này có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng an toàn và không kích ứng chuyển dạ. Việc trữ sữa non này giúp trẻ mới sinh luôn có sẵn sữa non của mẹ để việc “lập trình đầu đời” của miên mạc ruột được hoàn hảo. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Đức Thuấn – Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương – cũng như các bác sĩ chuyên khoa sản khác đều khẳng định: đây là phương pháp hoàn toàn “phản khoa học”.

Bác sĩ trưởng khoa sản lên tiếng về việc vắt sữa non khi bầu

Bác sỹ Nguyễn Đức Thuấn, Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương khẳng định: “Trào lưu vắt sữa non khi bầu là phản khoa học”

Ngày 10/9, tại hội thảo 360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé nằm trong khuôn khổ Hội chợ Bầu 2016, bác sĩ Nguyễn Đức Thuấn, Nguyên Trưởng khoa Sản 2, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã lý giải các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là vấn đề kiêng cữ khi mang bầu.

Bác sĩ Thuấn khẳng định, nguồn dinh dưỡng nuôi con và mẹ chính là thức ăn, vì vậy, người mẹ cần bổ sung đầy đủ thực phẩm thuộc các nhóm chất khác nhau để thai nhi khỏe mạnh và có nguồn sữa tốt sau khi sinh. Khi mang thai, mẹ bầu thường được truyền lại một số kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, nhiều luồng thông tin khác nhau khiến người mẹ thường băn khoăn về tính đúng sai của các phương pháp này.

Bác sĩ Nguyễn Đức Thuấn, Nguyên Trưởng khoa Sản 2 cảnh báo việc vắt sữa non khi bầu

Bác sĩ Thuấn cho rằng, các quan niệm như thăm bà đẻ, con sẽ đòi ra sớm; đi đám cưới, nếu bà bầu chụp ảnh, con sẽ vô duyên… đều không có cơ sở khoa học. Ngoài ra, các bà, các mẹ còn truyền tai nhau, ăn đào con sẽ bị điếc; ăn nhãn dễ gây sảy thai; ăn ốc, con sinh ra nhiều rớt dãi hoặc uống nước dừa nhiều, da bé sẽ trắng.

Bác sĩ Thuấn lý giải, đào là loại quả giàu sắt tốt cho máu, chứa các chất chống ô xy hóa. Quả nhãn giàu vitamin C, giàu đường, có tính ấm. Hai loại quả này đều có tác dụng tốt đối với cơ thể. Y học cũng chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy. Ngoài ra, quan niệm ăn ốc khi mang thai, con sinh ra nhiều dớt dãi cũng hoàn toàn sai lầm. Ốc là thực phẩm giàu canxi và đạm, tốt cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên chế biến kỹ vì ốc thường chứa nhiều ký sinh trùng gây hại.

Bên cạnh đó, nhiều bà bầu thường uống nước dừa với hy vọng con sinh ra trắng trẻo. Tuy nhiên, sắc tố da của bé là do di truyền. Mẹ bầu nên hạn chế nước dừa trong 3 tháng đầu, bởi nước dừa có thể làm tình trạng ốm nghén của mẹ diễn ra nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong nước dừa vẫn có một hàm lượng đường nhất định, vì vậy, mẹ chỉ nên uống một lượng nước dừa vừa phải để tránh tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, có một số kinh nghiệm mẹ bầu không thể bỏ qua. Chẳng hạn, ăn đu đủ xanh dễ dẫn đến sảy thai. Đu đủ xanh có chất mủ không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chất papain còn hoạt động giống như hormone prostaglandin và oxytocin gây ra co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai. Đây là những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn tới sinh non.

Ngoài ra, bác sĩ Thuấn đặc biệt lên án trào lưu vắt sữa non khi mang thai tầm 34 tuần trở ra để trữ sữa non cho con dùng ngay sau sinh. Phương pháp này được lan truyền trên nhiều diễn đàn, mục đích để phòng trường hợp mẹ chưa có sữa hoặc vì lý do nào đó không thể cho con bú, trẻ phải cách ly mẹ. Các bà bầu thường được rỉ tai rằng, việc massage và vắt sữa này có thể gây co thắt tử cung nhẹ, nhưng an toàn và không kích ứng chuyển dạ. Việc trữ sữa non này giúp trẻ mới sinh luôn có sẵn sữa non của mẹ để việc “lập trình đầu đời” của niêm mạc ruột được hoàn hảo. Bác sĩ Thuấn cho rằng, phương pháp trên hoàn toàn “phản khoa học”.

vat-suaĐộng tác vắt sữa non trước khi sinh sẽ kích thích cơn co tử cung, có thể gây sinh non.

Động tác vắt sữa non trước khi sinh sẽ kích thích cơn co tử cung, có thể gây sinh non. Ngoài ra, sữa non được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ không đảm bảo chất lượng, chưa kể bảo quản không tốt còn bị nhiễm khuẩn, trẻ bú có thể bị tiêu chảy, viêm ruột hoại tử. Bên cạnh đó, bác sĩ Thuấn cho rằng, việc vắt sữa non đối với phụ nữ ở tuần thứ 34 của thai kỳ rất khó khăn. Lúc đó, bà bầu khỏe mạnh bình thường chỉ tiết ra một lượng sữa rất nhỏ. Nếu bà bầu bị chảy nhiều sữa hoặc vắt được lượng sữa lớn, lúc đó, các mẹ nên đến khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu của việc rối loạn chức năng tuyến yên, có thể ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và sự phát triển của bào thai.

Cuối chương trình, bác sĩ Thuấn kết luận, các bà bầu cần lắng nghe cơ thể mình, chú ý đến sự thay đổi của thai nhi để có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn nghỉ phù hợp trong mỗi giai đoạn. Ngoài ra, chúng ta nên biết cách “lọc thông tin” và quan trọng nhất là cần tham khảo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa.

(Tổng hợp theo infonet và nguồn sống)

Thông tin tham khảo:
Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất

Bổ sung SỮA NON nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.

Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

PHÒNG DƯỢC SĨ TƯ VẤN

Chị em cần cải thiện cho con các tình trạng: trẻ biếng ăn, biếng bú, chậm tăng cân, trẻ hay bệnh về đường hô hấp, trẻ rụng tóc hình vành khăn, gắt ngủ khó ngủ, thiếu chiều cao, trẻ chậm biết lẫy, chậm ngồi bò, chậm mọc răng, … Hãy để lại số ĐTDĐ và thông tin chi tiết của trẻ tại phần “bình luận” nói rõ tình trạng của bé hiện tại, cân nặng, tháng tuổi. Sẽ được Phòng dược sĩ gọi điện tư vấn trực tiếp cho từng trường hợp. Hoặc chủ động gọi Hotline miễn tính cước phí cuộc gọi đến: 1800 78 99 88 để hỏi ngay trường hợp của con. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *