Nên tập trẻ biết bú bình từ 2-3 tháng tuổi

Dù trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn nên tập bé bú bình từ 2-3 tháng tuổi. Đó là giai đoạn trẻ dễ tập bú bình nhất.

CON KHÔNG CHỊU BÚ BÌNH LÀ DO MẸ !

Ai cũng biết “cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là tốt nhất” nhưng không phải như vậy mà lại quên việc cần tập cho trẻ biết bú bình, chịu bú bình từ khi con 2-3 tháng tuổi. Đó là giai đoạn tập cho trẻ bú bình dễ dàng nhất. Tập cho trẻ biết bú bình không có nghĩa là con phải bú bình nhiều lần trong ngày, hay bú bình nghĩa là bú bình với sữa công thức.


Dù trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn nên tập trẻ biết bú bình, sẽ giúp mẹ đi lại thuận tiện hơn, khi mẹ phải làm sau thời gian nghỉ thai sản có thể trữ sữa cho trẻ ở nhà bú bình với sữa mẹ dễ dàng. Chăm trẻ khó hay dễ phụ thuộc vào sự tìm hiểu và áp dụng của người mẹ có đúng lúc, đúng cách và phù hợp với tháng tuổi của con hay không?

Thời gian có thể tập trẻ bú bình dễ dàng
Nếu để trẻ đến 6-7 tháng trở lên mới tập bú bình, lúc này trẻ đã phân biệt rất rõ ti mẹ khác hẳn ti bình, sẽ từ chối và không hợp tác. Có bé phản kháng rất dữ dội. Vì thế, muốn tập trẻ biết bú bình nên tập từ lúc con 2-3 tháng tuổi. Khi tập, mỗi ngày tập cho trẻ bú mút ti bình vài lần, mút chừng 10ml lần rồi tăng dần lên. Tập như vậy từ lúc trẻ 2 – 3 tháng tuổi, đến khi trẻ 5-6 tháng có thể bú bình với sữa mẹ ngày 2-3 cữ rất dễ dàng khi không có mẹ.

Đến khi mẹ cai sữa, hoặc ít sữa muốn tập cho trẻ bú bình với sữa công thức sẽ rất dễ dàng, cứ pha 1 phần sữa công thức vào 2 phần sữa mẹ, cho trẻ quen mùi dần, tiếp theo là trộn lẫn nữa này nữa kia, sau đó mới đổi hẳn sang sữa công thức.

Khi trẻ khó tập bú bình phải làm sao?
Nhiều mẹ than “con em tập bú bình sao khó quá, tập từ lúc 5 tháng tới giờ 7 tháng rồi mà nó cứ nhè ra khóc nấc không chịu … ”

Thực tế đâu phải trẻ nào tính cách cũng như nhau, cũng dễ chịu dễ tập ăn món mới hay tiếp nhận hình thức ăn uống mới? Đâu phải mẹ nào cũng may mắn có con dễ ăn dễ bú, dễ tập bú bình lúc 6-7 tháng tuổi? Đa số các bé sau 3 tháng đều không chịu tập bú bình, khó hợp tác và hay phản kháng. Nếu mẹ không đảm bảo việc “sẽ có thời gian ở nhà để chăm sóc và cho con bú mẹ đến ít nhất là 18 tháng tuổi (nghĩa là vừa đảm bảo mẹ đủ sữa cho con bú và mẹ ở nhà để phục vụ đúng cữ cho con) thì cần phải tập cho trẻ biết bú bình.


Nhiều mẹ sữa ít than là đã tìm mọi cách cũng không giúp sữa có nhiều hơn được, hoặc mẹ đang uống thuốc điều trị dài ngày phải cai sữa sớm và con mới 1 tuổi nhưng không biết bú bình. Cho con ăn dặm nhiều cữ thì con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hay nôn trớ, hay bị tiêu chảy, có cố đút sữa cho con uống bằng thìa cũng chẳng được bao nhiêu, dẫn đến trẻ không đủ dinh dưỡng và ngày càng nhẹ cân, biếng ăn.

Trẻ trong năm đầu lớn khỏe là nhờ sữa không phải chế độ ăn!
Điều quan trọng là trẻ trong 18 tháng đầu phát triển tốt nhất là nhờ sữa. Cần uống sữa là chính, cơ thể mới nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết chứ không phải nhờ ăn. Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Nhiều mẹ lúc con 6 – 7tháng, mẹ phải đi làm, con thì không chịu bú bình, cũng không cương quyết tập cho con từ sớm và nhầm tưởng là trẻ không bú bình thì cho ăn bù lại cũng được. Vậy là cho con ăn dặm sớm từ lúc 3-4 tháng tuổi, đến 6-7 tháng là đã cho ăn nhiều cữ, sau đó thì ăn cháo ăn cơm sớm. Và cứ tưởng ăn vậy trẻ vẫn tiêu hóa và tăng cân tốt được, nhưng thực tế lại khác.

Các mẹ vào trang thường xuyên xem các bình luận sẽ thấy rõ, có rất nhiều mẹ đã vào chia sẻ rằng “rất hối hận khi cho con ăn dặm sớm ăn nhiều cữ, khiến con biếng ăn bỏ bú và đứng cân nhiều tháng nay …” hay “do ông bà bắt cho con ăn sớm khiến con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài từ 4-5 tháng tuổi tới hơn 1 tuổi vẫn còn hay bị tiêu chảy và hấp thu kém hẳn không lớn nổi …”

Có đến 90% trẻ ăn dặm sớm, ăn nhiều cữ đã xảy ra tình trạng tiêu hóa kém về sau: hay bị tiêu chảy, đi phân sống, hay nôn trớ, đứng cân nhiều tháng, biếng ăn kéo dài, chậm lớn, …
Khi ép trẻ ăn nhiều cữ hơn tháng tuổi sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải không hoạt động nổi và hấp thu kém dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, đứng cân ở trẻ.

Đừng phá hỏng đường ruột của trẻ

Có mẹ cho con ăn dặm sớm nói “con mình ăn từ 3-4 tháng có sao đâu?

Việc ấy còn chưa biết thế nào nhé các mẹ!

Đó là chưa có sao chứ không thể chắc là hoàn toàn sẽ không vấn đề gì về sau với đường ruột non nớt của trẻ. Rất nhiều mẹ đã gặp phải tình trạng cho con ăn dặm sớm, con vẫn ăn được và tỏ vẻ thích ăn nhưng sau đó 2-3 tháng thì con sinh ra biếng bú hẳn và BỎ BÚ SỚM, nhiều bé mới 9-10 tháng đã muốn bỏ bú.

Có thể trong vài tháng đầu hệ tiêu hóa còn gắng nổi, còn chịu đựng nổi và chưa bị tổn thương. Sau 5-7 tháng đã cố hết nổi, nên nhiều trẻ sau 1 tuổi đã tiêu hóa hấp thu yếu hẳn và bị đứng cân cả năm sau đó, thiếu cả chiều cao do cơ thể thiếu dinh dưỡng và bị chậm phát triển.

Trở lại việc tập cho con bú bình, có mẹ nói “con khóc quá mình làm không được, giờ làm sao?”
Thì chịu thôi chứ sao? Nếu mẹ không cương quyết! Trẻ nào dễ tính thì tập dễ dàng, bé nào khó tính hơn thì mẹ buộc phải chọn việc phải cương quyết với trẻ vài ngày, nhắm mắt làm ngơ khi trẻ khó đòi ti mẹ hoặc trốn đi nơi khác khi đến cữ bú của bé, mới có thể tập trẻ bú bình được.


Việc chăm trẻ sau khi sinh, cho con ăn dặm, các bệnh thường gặp ở trẻ, …  chị em cần dành thời gian để tìm hiểu nhiều nguồn thông tin và chọn lọc cẩn thận, sẽ giúp cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng con trẻ của mẹ dễ dàng hơn.

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *