Bé trai 6 tháng tuổi bị méo mồm, liệt nửa mặt do nằm điều hòa sai cách, bố mẹ cẩn trọng ngay kẻo hại con cả đời

Thông tin về bé trai 6 tháng tuổi bị méo mồm, liệt một nửa mặt do nằm điều hòa quá lạnh đã khiến phụ huynh bị sốc khi mùa nóng thường xuyên phải dùng đến điều hòa. 

Thời tiết nắng nóng, việc sử dụng điều hòa thường xuyên nhưng không đúng cách gây ra những tác hại không thể ngờ tới. Mới đây một trường hợp một bé trai 6 tháng tuổi đã phải nhập viện khẩn cấp với những biểu hiện nghiêm trọng về sức khỏe.

Theo đó, chị Trần Mỹ Lâm (Nam Định) mẹ của cậu bé cho biết: “Trong những ngày đầu hè vừa qua, do nhiệt độ lên cao nên gia đình tôi thường xuyên bật điều hòa. Nhà tôi có một cháu trai 6 tháng tuổi, cháu hay nằm ở nhiệt độ lạnh và đắp chăn. Mấy hôm sau thấy cháu có dấu hiệu miệng hơi lệch, một bên mặt có dấu hiệu bị tê. Tôi có đưa cháu đến bệnh viện đa khoa tỉnh và được các bác sỹ chẩn đoán cháu có dấu hiệu bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Nguyên nhân là do cháu nằm điều hòa ở nhiệt độ thấp lâu”.

Bật điều hòa lâu và quá lạnh sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Bệnh méo mồm liệt mặt mới nghe thôi đã đủ sợ hãi chứ chưa nói đến bệnh nhân lại chính là những em bé còn chưa biết nói. Biểu hiện ban đầu của bệnh là trẻ ngủ không nhắm được mắt, chỉ khép hờ, góc mép lệch hẳn sang một bên, không khép gọn miệng nên bị chảy nước dãi, cho ăn uống sẽ khó khăn, rơi thức ăn ra ngoài vì cơ miệng bị đơ. Đây là hiện tượng các mạch máu thần kinh trên cơ mặt do lạnh quá nên bị co thắt, gây thiếu máu trên các dây thần kinh mặt, gây phù nề. “Sát thủ giấu mặt” của căn bệnh này được các bác sĩ chỉ đích danh chính là gió lạnh của điều hòa.

Biểu hiện ban đầu của chứng méo miệng các bậc cha mẹ nên chú ý.

Ngoài liệt mặt, nếu sử dụng điều hòa không khí không đúng còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt đối với người già và trẻ em.

Phát ban do mồ hôi

Khi để trẻ trong môi trường máy lạnh một thời gian dài lại không uống đủ nước, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm dần, môi trường điều hòa sẽ sinh ra bí bách, thiếu ô xy, tạo môi trường tốt để nấm sinh sôi, gây nên các bệnh ngoài da như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa. Nhóm người có mồ hôi nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Nên hạn chế thời gian sử dụng điều hòa trong ngày, chú ý mở cửa để không khí trong phòng lưu thông sạch sẽ.

Hen suyễn, dị ứng

Theo kết quả khảo sát, trong cục tản nhiệt điều hòa không khí có đến 91.259 vi khuẩn trên mỗi cm vuông, đây được cảnh báo là môi trường rất dơ bẩn. Những vi khuẩn này được thổi vào không khí trong nhà sẽ dễ dàng gây nên chứng hen suyễn và dị ứng. Nhóm nguy cơ cao gồm người già, trẻ em, những người có thể trạng mẫn cảm với không khí.

Bật điều hòa lạnh cũng có thể khiến trẻ bị dị ứng, hen suyễn.

Dễ dàng bị khô mắt

Không khí trong phòng điều hòa cần phải luôn luôn được thay đổi để bổ sung thêm ô xy, nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng.

Do vậy, trong những ngày thời tiết nắng nóng, khi đang ở ngoài nắng về, không vào phòng có nhiệt độ quá lạnh ngay mà nên lau khô mồ hôi, rồi sau đó mới vào phòng có điều hòa. Để tránh nguy hại vì đột ngột ra vào phòng điều hòa, trước khi ra khỏi phòng nên tắt máy điều hòa khoảng 30 phút để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Khi từ ngoài vào phòng điều hòa nên để điều hòa ở chế độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần. Khi ngủ, không nên để nhiệt độ quá thấp.

Nếu không quá nóng thì nên dùng quạt. Khi có dấu hiệu bị sốc nhiệt hay bị tai biến nhiệt nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám để có những phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu bật điều hòa, với người lớn nên để nhiệt độ từ 25 độ C – 27 độ C. Còn với trẻ em nên để nhiệt độ từ 28 độ C – 29 độ C.

(Theo GĐTT) 

Thông tin tham khảo:
– Ưu đãi thai kỳ và mẹ cho con bú, mẹ khỏe con đủ chất 

– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
– 3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
– Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
– Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
– Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng