Phần 3 – 19 Sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân

13. Trẻ ít bú, bỏ sữa vì ăn dặm nhiều
Đây là vấn nạn của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ, rất thích – cực kỳ thích cho con ăn sớm, và thường cho con ăn nhiều cữ.
Vấn đề này đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các bài viết về chế độ ăn, tình trạng biến ăn ở trẻ. Nhưng ngày nào cũng có nhiều mẹ mắc sai lầm ấy vào nhờ tư vấn. Cứ hỏi tại sao con mình bú ít, không chịu bú, chỉ chịu ăn, hay “bé nhà em từ lúc ăn dặm tới giờ bú ít hẳn, cả ngày bú có 2-3 bình được chừng 150ml …, 8 tháng nặng có 7 kg, …” Khi hỏi kỹ ra mới biết con có 8 tháng mẹ đã cho ăn ngày 3 cữ, 4 tháng đã cho ăn, con hay đi ngoài, hay nôn trớ, ăn gì ị đó vẫn cứ không biết tại sao? Còn mẹ thì cứ vô tư cho con ăn tiếp.

Một khi trẻ ăn nhưng đường ruột của con không tiêu hóa nổi, mẹ cứ muốn cho con ăn nhiều nhưng cơ thể không hấp thu được thì dinh dưỡng làm sao mà vào? Có ăn cũng đâu lớn nổi. Có phải những việc ấy mẹ cứ áp đặt với con, mẹ muốn là được đâu?

Mẹ có tự hỏi: Nếu con ăn dặm sớm, ăn nhiều mà tốt thì sao con lại chậm tăng cân? Nhiều mẹ có con 7-8 tháng đã cho ăn ngày tới 3 cữ mà con vẫn suy dinh dưỡng và ngày càng có dấu hiệu muốn biếng ăn bỏ bú vẫn không hiểu tại sao? Rất nhiều mẹ đã gặp phải vấn đề này, là một trong những nguyên nhân được nhiều bà mẹ vào hỏi nhất từ trước giờ với tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, tăng cân kém, đứng cân nhiều tháng. Không biết tại sao con mình bú ít hẳn lại, ngày bú chỉ còn 2-3 cử sau khi con ăn dặm, có bé còn bỏ bú hẳn. Mẹ vào hỏi cũng thắc mắc không biết tại sao con lại như vậy?

Rất đơn giản, trẻ nào thích ăn dặm và tiêu hóa tốt có thể ăn dặm sớm khi mẹ cho con ăn dặm với bột với cháo, mỗi ngày 1 hương vị sẽ kích thích khứu giác và vị giác của trẻ hơn là chỉ “trung thành” với món sữa chỉ có 1 mùi vị quen thuộc. Khi trẻ đã ăn được và muốn ăn mẹ càng hăng hái cho con ăn nhiều hơn về lượng và số cữ ăn dặm do với tháng tuổi của trẻ có thể tiêu hóa hấp thu tốt được. Khiến cho đường ruột của trẻ bị quá tải, bị no cả ngày nên bụng nào mà nạp sữa vô được nữa.

Trẻ thích ăn và chịu ăn là một chuyện, còn thức ăn ấy có tiêu hóa được, dinh dưỡng có hấp thu được vào cơ thể được hay không lại là chuyện khác. Hai việc ấy hoàn toàn khác nhau. Nếu cho con ăn sớm hay ăn nhiều mà con bỏ bú, chỉ bú ngày 2-3 cữ, hàng tháng không tăng cân nổi thì cứ thích cho con ăn thật nhiều để làm gì?

Thực tế việc cho trẻ ăn dặm sớm tốt, ăn nhiều cữ hơn độ tuổi đa số trẻ đều chậm tăng cân, đứng cân, thiếu cân nặng so với tháng tuổi. Và nguy ở chổ là, khi mẹ đã lỡ cho trẻ ăn như vậy mà bé chậm tăng cân, đã đứng cân rồi giờ muốn cải thiện cũng không dễ chút nào. Không phải cứ giảm cữ ăn thì bé nào cũng ngoan ngoãn bú sữa trở lại. Đó mới là vấn đề nghiêm trọng trong sai lầm của mẹ.

Và hãy nhớ rằng: Việc cho trẻ ăn uống, bú ngủ hàng ngày các bà mẹ đều mong muốn có được thành quả đó là “Trẻ tăng cân đầy đủ hàng tháng, con tiêu hóa tốt, khỏe mạnh” đó là 3 yếu tố quan trọng nhất trong năm đầu ở trẻ và là nền tảng giúp trẻ phát triển thể chất lẫn trí não trong những năm tiếp theo.

14. Khiến trẻ “ngán ăn” khi mẹ nấu lặp lại các món cũ
Nhiều mẹ nói “em cũng thay đổi món ăn cho con thường xuyên lắm” nhưng tiếp theo lại nói “em chỉ làm các món con thích ăn mà dạo này con cũng không ăn, cứ nhè ra …”

Vấn đề là chỗ đó. Thích ăn món đó là 1 chuyện, còn ăn thường xuyên, ăn liên tục là chuyện khác! Dù trẻ có thích mà mẹ cứ cho ăn tuần 3-4 lần, con cũng thành sợ món ấy luôn. Vị giác và khứu giác ở trẻ rất nhạy, khi đã ngán hẳn hay không thích mùi vị nào thì khi ngửi đến mùi vị tương tự lập tức bé sẽ không muốn ăn.


Nhiều mẹ sau khi cất công chọn ra được vài món ăn xem là “hoàn hảo” chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết và mẹ rất tự tin nấu đi nấu lại nhiều lần trong tuần cho con ăn. Ban đầu thì bé thích ăn thật, nhưng ăn nhiều lần khiến bé trở nên ngán và sợ món ăn ấy, còn mẹ thì than “em đã nấu món con thích ăn rồi mà giờ nó cũng không chịu ăn là sao ạ?”

Ngoài ra, mỗi khi tập món ăn mới, nhất là khi thay đồi chế độ ăn cho trẻ (như từ bột sang cháo, từ cháo sang cơm), những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ không thích và ăn rất ít, từ từ bé mới quen dần và ăn nhiều hơn được. Nên khi tập, mẹ cần phải chuẩn bị thêm cả món cũ để bé ăn cho no trong quá trình tập ăn món mới, loại thức ăn, cách ăn mới.

Với các bé đã ăn ngày 3 bữa, món ăn 3 bữa ấy cần khác nhau (Bé nào dễ ăn, mẹ cũng nên cho bé ăn bữa giữa khác với bữa sáng và chiều, chứ không phải vì bé dễ ăn lại cho ăn cả 3 bữa giống nhau thì bé sẽ không còn hứng thú khi đến các bữa ăn sau trong ngày.

15. Hâm đi hâm lại cho 1 món ăn trong ngày trẻ sẽ khó ăn
Nhiều mẹ không biết rằng, rau củ ngoài việc rất dễ mất chất, mất các vitamin khi nấu ở nhiệt độ cao, còn có một nhược điểm đó là sẽ bị biến đổi mùi vị khi bị hâm lại trên 2 lần, mùi vị trở nên khó ăn hơn. Người lớn, bình thường sẽ ít nhận ra sự thay đổi này hoặc có thì cũng ăn tốt và không có vấn đề gì. Nhưng khứu giác vị giác của trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm, bé sẽ nhận ra ngay và hoàn toàn không thích và cữ ấy có thể ăn rất ít.

Mẹ nên hầm một nồi cháo trắng, sau đó múc ra cháo để nấu riêng cùng các thực phẩm khác cho từng 1 cữ ăn riêng, phần cháo trắng còn lại vô tủ lạnh, con ăn không hết bữa ấy thì mẹ ăn hoặc bỏ, đừng để dành cho trẻ ăn tiếp cữ sau.

16. Thịt, cá, rau củ mới nhưng nước hầm cũ khiến trẻ nhanh ngán
Rất nhiều mẹ bức xúc nói “em cũng chăm thay đổi món ăn cho con chứ có phải không đâu, rau củ, thịt cá, ngày nào em cũng đổi, sáng loại khác trưa loại khác, …” Nghe mẹ nói vậy cũng kg biết tại làm sao? Rồi hỏi qua lại với mẹ 1,2 lần nữa thì phát hiện ra, có mẹ chỉ dùng 1 loại nước hầm xương để nấu cháo cho con ăn hàng tuần, cứ hầm xương lấy nước rồi cho vào các ô làm đông đá, để lấy ra nấu dần cho con ăn mỗi ngày.


Thực tế, mùi vị của nước hầm từ xương thường nồng hơn vị rau củ, thịt, cá, … và sẽ quyết định mùi vị của món ăn đó. Giống như để phân biệt giữa vị phở với vị hủ tiếu, hay bún thang với bún ốc, người ta sẽ phân biệt ở mùi vị nước dùng, còn rau thịt có thể mỗi nơi bán cho mỗi khác. Các mẹ lưu ý điều này nha!

Ngoài ra, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì protein (đạm) vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Muốn cho trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho bé ăn cả phần nước lẫn cái (xác) của thực phẩm, bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm, …

17. Nêm nếm mặn hơn vị giác của trẻ
Vấn đề này thấy thật đơn giản, nghe thì có vẻ vô lý vì nêm nếm cho nhạt hơn có gì khó đâu? Không khó nhưng do nhiều mẹ không nhớ đến ý quan trọng này, khi trẻ không muốn ăn cứ lo xem xét ở đâu đâu chứ không nghĩ đến việc ấy. Quên rằng: Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” do đã tiếp xúc với nhiều thực phẩm, gia vị, chất cay nóng, … trong nhiều năm.


Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, cần nêm nhạt hơn cảm nhận từ “lưỡi” của mẹ một cách rõ ràng, chứ không phải chỉ nhạt một chút. Nếu mẹ nêm thấy vừa miệng thì nên nghi ngờ là mình đã nêm mạnh tay (quá mặn hoặc quá ngọt) với con.
Ngoài ra, việc tập cho trẻ ăn càng nhạt ngay từ nhỏ rất cần thiết, sẽ tốt hơn cho sức khỏe lâu dài của con. Nếu quen ăn mặn, sau này trẻ dễ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có cao huyết áp, tim mạch, thận, …

18. Từ lười ăn sinh lý trở thành biếng ăn do tâm lý và kéo dài thành bệnh biếng ăn.
Trong các giai đoạn phát triển ở trẻ, có những giai đoạn biến đổi sinh lý như trẻ tập lẫy, bò, mọc răng, tập ngồi, tập đứng, đi, … , những lúc ấy nhiều bé sẽ không muốn ăn, biếng ăn hơn bình thường và mẹ không nên cũng không cần thúc ép con ăn.

Nhấn mạnh ý: Việc chăm sóc cho con mau lớn, tăng cân tốt và phát triển khỏe mạnh “là một quá trình xuyên suốt và lâu dài”. Không thể nóng vội hoặc chỉ vì một vài ngày con biếng ăn, kém ăn kém bú nghĩa là con có vấn đề.
Trẻ nhỏ không phải cái máy mà cứ ấn nút là nó hát hay nó chạy? Cơ thể lúc này lúc khác, hôm nào con ham chơi hay mệt mỏi hơn bình thường có ăn ít lại, hay lúc con mọc răng, tập ngồi con bị đi phân sống, nóng sốt một tí và ăn uống kém hơn, là chuyện rất đỗi bình thường.

Những lúc ấy cứ cho con bú hoặc uống sữa nhiều hơn, cho con ăn ít hơn khi trẻ không muốn ăn và cứ để vài ngày cho trẻ thích ăn trở lại. “Nguyên tắc” cơ bản dành cho cha mẹ trong quá trình trị biếng ăn cho con là không ép ăn nếu bé không muốn.


Nếu cứ ép con ăn cho bằng được, suốt nhiều ngày như vậy sẽ làm cho trẻ có cảm giác sợ khi vào bữa ăn, ghét ăn và tâm lý tự nhiên sẽ phản kháng ngay lại. Do trẻ không biết kềm chế cảm xúc như người lớn, càng ép lại càng sinh ra ý thức phản kháng nhiều hơn, tới bữa càng không muốn ăn hay bú nữa.

Một vấn đề khác thường xảy ra là các mẹ cứ hay mua thuốc cho con uống một cách vô tội vạ. Trẻ đi phân sống vài ngày, ngày đi 4-5 hay 6 -7 lần cũng là chuyện bình thường. Rất nhiều trẻ khi chuyển giai đoạn phát triển như biết lẫy (bò) biết mọc răng, tập đi đứng, bị nóng sốt một tí, bị đi tướt (đi lắc nhắc nhiều lần trong ngày), đi phân sống, trớ 2-3 lần trong ngày, là mẹ đã vội mua thuốc cho con uống. Có mẹ còn đoản tới mức, trẻ tiêu chảy tức là đường ruột yếu mà ai cũng biết khi trẻ uống kháng sinh thường bị loạn khuẩn đường ruột. Vậy nhưng, con mới đi ngoài ngày mấy lần là mẹ lại tự ý mua kháng sinh cho con uống, khiến đường ruột của trẻ từ rối loạn nhẹ thành bệnh thiệt luôn. Khiến trẻ từ biếng ăn do sinh lý thành ra biếng ăn do bệnh lý.

Thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây mất vị giác sau khi uống 1 đợt kéo dài (kể cả người lớn cũng bị). Nhiều trẻ dễ ăn uống, mẹ cho ăn vẫn ăn, nhưng vị giác mất nên không còn cảm thấy ngon miệng nữa, khoang miệng sẻ giảm tiết nước bọt và các dịch tiêu hóa thức ăn, khiến thức ăn không được phân rã hoàn toàn sẽ không được hấp thu trọn vẹn vào cơ thể nên bé không đủ dinh dưỡng và chậm lớn.

19. Cho trẻ vừa chơi vừa ăn
Nhiều mẹ kể rằng cả nhà đã phải làm trò cho bé để dụ con ăn, hay phải bế con qua cả nhà hàng xóm thì con mới chịu ăn mà cũng chẳng ăn được bao nhiêu.

Thật ra, việc ấy phát sinh từ việc cả nhà đã quá nuông chiều trẻ, đừng tưởng còn nhỏ mới 7-8 tháng mà không biết, không nhận thức được mình đang là số 1, là cái rốn của cả nhà. Mà trẻ càng biết thì càng làm tới.


Nên với trẻ, đôi lúc bố mẹ cũng cần cứng rắn một tí, nếu con vừa chơi vừa ăn nên điều chỉnh ngay để càng ngày càng khó cải thiện. Có thể áp dụng cách: Khi con đòi, với tay chụp cái gì không thích hợp là bố mẹ chụp tay lại ngay và nhìn thẳng vào mặt bé nghiêm mặt nói “không được” cứng rắn nói nhiều lần như vậy ngay lúc ấy. Chỉ vài ngày như vậy là bé sẽ hiểu và quen dần, sau này khi mà bố mẹ nói “không được” là trẻ sẽ hiểu ngay, ngó lơ chỗ khác, không nhăn nhó hay đòi cho bằng được nữa.

Trẻ sẽ ăn nhanh hết và ăn nhiều hơn khi ngồi ăn một chỗ, ăn với không gian ít người, ít âm thanh. Khả năng hấp thu dưỡng chất vào cơ thể cũng hoạt động tốt hơn, khi trẻ vừa chơi, vừa xem ti vi vừa ăn, năng lượng ở cơ thể sẽ chi phối cùng lúc cho nhiều hoạt động cùng lúc làm sao tốt bằng chỉ dành cho một hoạt động được?

Rất nhiều mẹ con hay ốm vặt hàng tháng đã cải thiện được, sau đó con đã ăn uống tốt hơn, hết biếng ăn, tăng cân nhiều hơn sau vài tháng đứng cân, khi mẹ áp dụng theo tư vấn tại trang. Chị em mới cứ từ từ tìm hiểu, chừng nào yên tâm hãy áp dụng để cải thiện cho con.

Đó là tất cả 19 sai lầm nghiêm trọng khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Chị em có thể tham khảo phần 1 và phần 2 bên dưới.

Xem phần 1 TẠI ĐÂY
Xem phần 2 TẠI ĐÂY

Ngoài ra, để trẻ không bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, hay ốm ở giai đoạn giảm bú mẹ và ăn dặm. Khi trẻ xảy ra dấu hiệu biếng ăn, ngủ không ngon giấc, tăng cân kém, nôn trớ, đi phân sống, tiêu chảy, mẹ nên bổ sung kịp thời cho trẻ nguồn dưỡng chất cần thiết từ SỮA NON ColosMAX Q10 để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng đề kháng cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngủ ngon hơn, tăng cân tốt và mau lớn.

ColosMax Q10 là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng không phải thực phẩm chức năng, không phải thuốc, có thể cho trẻ dùng thường xuyên mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

ColosMAX Q10 – Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng tại Viện dinh dưỡng Trung Ương. Xem chi tiết các chứng minh lâm sàng TẠI ĐÂY

Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
Bí quyết vàng giúp trị cảm ho, sổ mũi cho trẻ hết hẳn tại nhà
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *