Trẻ bị hàm to hàm nhỏ, răng mọc lệch, hỏng răng vì ăn không đúng cách

Rất nhiều người tới lớn bị hàm to hàm nhỏ 2 bên chênh lệch thấy rõ chỉ vì không được mẹ hướng dẫn cách ăn hợp lý từ bé.

Có một mẹ vào trang hỏi:
” Trang có biết chỗ khám răng cho con tốt không ạ? bé nhỏ nhà em mới hơn 3 tuổi mà răng bị xiên quẹo và sâu hết 1 bên hàm, đau nhức cả 2 tuần, em tính cho lên Thành phố để khám cho con kỹ hơn”

Răng mọc lệch, hàm to hàm nhỏ do không được hướng dẫn cách ăn hợp lý từ bé (Ảnh minh họa)

Trang đã phản hồi:
” Đó là do trước giờ mẹ không để ý thấy con cứ nhai 1 bên cũng kệ tưởng kg việc gì mới thành vậy, rất nhiều người tới lớn bị hàm to hàm nhỏ 2 bên chênh lệch thấy rõ chỉ vì không được mẹ hướng dẫn cách ăn hợp lý từ bé.”

Các mẹ đọc hỏi đáp bên trên xong, thử chạy vô nhìn gương coi mặt mình 2 bên hàm có đều nhau không. Nghĩa là 2 bên hàm dưới má phần xương hàm 2 bên có dáng giống nhau kg? hay là 1 bên to hơn 1 bên nhỏ hơn? Dễ nhận thấy nhất là, ai có thói quen nhai bên hàm nào thì nhìn hàm bên ấy có bị to hơn, nhô ra nhiều hơn nhìn bị thô hơn là phía má ở hàm bên kia.

Ai bị tình trạng ấy nhìn kỹ mà thấy được rõ ràng nghĩa là do trước giờ không để ý và có thói quen chỉ nhai 1 bên ít khi nhai đều 2 bên, khiến cho phần xương hàm bên nhai nhiều vận động mỗi ngày nó phát triển khung xương to hơn bên hàm ít nhai nuốt.

Chỉ nhai một bên hàm không chỉ về lâu dài khuôn mặt sẽ bị mất cân đối bên hàm nhỏ bên hàm bị to, bị xấu mà còn ảnh hưởng rất nhiều về sau trẻ có thói quen nhai 1 bên hàm mà không được mẹ điều chỉnh lại kịp thời.

Như là “Răng ở bên hàm hoạt động nhiều sẽ nhanh bị mòn men răng mỏng dễ bị sâu và mau hỏng răng hơn. Còn các răng bên hàm không xài đến cũng sẽ bị yếu dần do không được vận động thường xuyên, cấu tạo chân răng kg mọc sâu đúng mức do kg có sự hoạt động tăng trưởng hàng ngày …

Còn rất nhiều ảnh hưởng khi trẻ có thói quen nhai một bên hàm và kg điều chỉnh kịp thời nên các mẹ cần quan tâm kỹ về tình trạng này, đừng kệ con nhai sao thì nhai mai mốt răng con hỏng sớm mà gương mặt còn có nguy cơ bị mất cân đối bị xấu luôn. Và trẻ khi mọc đủ răng hàm là mẹ cần phải lưu ý việc này.

Nên tập trẻ nhai từ từ cả 2 bên để 2 bên hàm được cân đối (Ảnh minh họa)

Với trẻ có thói quen nhai 1 bên hàm, mẹ cần kiên nhẫn ngồi ăn với con để tập lại cho trẻ, khuyến khích con nhìn mẹ nhai từ từ bên hàm này đến bên hàm kia, dạy con nhai theo, … từ từ mà tập lại là cải thiện được hết.

Ở trẻ các răng sữa thường sẽ mọc lúc trẻ 4 – đến 6 tháng tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng thường mọc khi trẻ đươc hai tuổi. Sau đó, giai đoạn trẻ 6,7 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Trong giai đoạn trẻ ăn bằng răng sữa và cả giai đoạn trẻ thay răng vĩnh viễn cũng vậy, những năm đầu đời răng trẻ còn yếu, rất dễ bị sâu, bị mọc lệch, biến dạng cấu tạo chân răng và khung xương với các thói quen có hại hàng ngày.

Các bài viết liên quan cần đọc
Phần 1: Chăm sóc răng miệng ngừa sâu răng sớm ở trẻ
Phần 3: Các tình trạng sâu răng ở trẻ, chăm sóc và phòng ngừa

 
Banner-Favim
Banner-BioVital

 

Các bài viết được quan tâm, xem nhiều nhất:
– Bổ sung nguồn kháng thể và dinh dưỡng vàng cho trẻ từ sữa non giúp trẻ khỏe hơn tăng cân tốt
– 
Bí quyết của người mẹ trẻ giúp con không còn bị viêm họng, viêm phế quản
3 Cách cải thiện ngay khi trẻ bú kém, chậm tăng cân, đứng cân
Cách cải thiện nôn trớ, tiêu chảy, biếng ăn ở trẻ được Bác Sĩ chuyên khoa sản nhi lựa chọn.
Nhận biết 8 dấu hiệu và 3 giai đoạn còi xương ở trẻ.
Quá bất ngờ: Bé Thanh Trúc đã tăng gần 10kg và cao thêm 21cm sau hơn 1 năm; bé Anh Tú tăng 2kg và cao thêm 7cm chỉ sau 2 tháng

Hãy xem chia sẻ từ bà mẹ “Hot girl” Minh Hà, đã áp dụng với con trai út của mình sau thời gian bị sốt virus và dị ứng da. Giúp bé trai nhà “Lý Hải Minh Hà” ăn ngon ngủ ngon, tăng cân trở lại.